Giải quyết tình huống đánh nhau tại mục tiêu bảo vệ

Trong công tác bảo vệ tại các mục tiêu cố định có thể xảy ra những trường hợp bất ngờ có thể gây mất trật tự và làm tổn hại đến tính mạng, tài sản tại mục tiêu đó. Cho nên, nhân viên bảo vệ cần phải trang bị những kiến thức xử lý tình huống nhằm giải quyết và giảm thiểu tối đa thiệt hại xảy ra tại mục tiêu.

Đánh nhau tại mục tiêu bảo vệ là tình huống thường hay xảy ra nhất tại mục tiêu có thể gây mất trật tự, hư hại tài sản tại mục tiêu bảo vệ hoặc nghiêm trọng hơn có thể làm tổn hại đến tính mạng của người tham gia đánh nhau.

Cách xử lý tình huống xảy ra đánh nhau tại mục tiêu bảo vệ:

  • Bảo vệ phải hết sức bình tĩnh, mền dẻo trong xử lý ứng xử nhưng cũng phải thể hiện được sự cứng rắn. Là lực lượng xung phong can ngăn đứng giữa đám đông nên cần phải có sự đoàn kết, tinh thần thép và cần phải chú ý những vấn đề về phòng vệ cá nhân.
  • Sử dụng toàn bộ lực lượng bảo vệ để chia đám đông ra làm hai nhóm. Lưu ý phải phân công bảo vệ canh gác tại các nơi trọng yếu, bảo vệ mục tiêu.
  • Đề phòng kẻ gian đột nhập vào mục tiêu. Đề phòng những đối tượng lợi dụng, gây kích động để phá hoại.
  • Tìm người đứng đầu trong mỗi nhóm. Yêu cầu giải tán đám đông.
  • Nếu như có người bị thương phải đưa đi cấp cứu ngay. Nếu xảy ra sự việc nghiêm trọng phải tổ chức công tác bảo vệ hiện trường hổ trợ công tác điều tra.

nhan_vien_danh_nhau1Ảnh minh họa giải quyết tình huống đánh nhau tại mục tiệu

  • Báo cho đơn vị chủ quản nơi bảo vệ mục tiêu biết
  • Mời những người đứng đầu làm việc với cơ quan chủ quản
  • Báo cho công ty bảo vệ biết bằng điện thoại và làm báo cáo chi tiết gửi cho các bên có liên quan

Nếu xảy ra xô xát lớn phải báo ngay cho cơ quan công an và phải cung cấp cho họ một số thông tin sau:

  • Tình huống xảy ra ở đâu
  • Thời gian xảy ra đánh nhau
  • Nguyên nhân, lý do
  • Tình trạng hiện tại
  • Thiệt hại gây ra (nếu có)
  • Cho biết số điện thoại tại mục tiêu
  • Phải đợi Cơ quan công an trả lời mới được tắt máy
  • Nhân viên bảo vệ phải hết sức đoàn kết